Trào ngược dạ dày gây ho là hiện tượng không khó bắt gặp. Ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ho có thể kéo dài từng cơn, gây khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại sao trào ngược thực quản có thể gây ho, hiện tượng trên có nguy hiểm hay không? Dưới đây, bài viết sẽ giúp bạn lần lượt giải đáp những thắc mắc. Đồng thời giới thiệu bạn đọc cách chữa chứng ho chỉ sau 3 -5 ngày.
Ho là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày
Nội dung chính
1. Trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những hội chứng điển hình của bệnh tiêu hóa. Dạ dày và thực quản được ngăn cách nhau bởi cơ vòng. Cơ vòng có tác dụng mở khi thức ăn từ miệng đi xuống và khép lại để tránh thức ăn từ dưới trào lên. Tuy nhiên, khi cơ vòng này hoạt động bất thường, không khép kín ngay sau khi thức ăn vừa xuống dạ dày. Khiến cho thức ăn và chất dịch trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Qua quá trình tiếp xúc, axit có trong dịch trào ngược sẽ tác động đến niêm mạc của họng, thực quản gây viêm. Thực quản – khí quản – phế quản sau khi chịu sự kích thích như vậy, chúng sẽ gây ho.
Thông thường, ho là phản xạ của cơ thể để làm sạch phổi, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Tuy vậy, tính trạng trên kéo dài gây không ít trở ngại cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây ra tình trạng ho và viêm họng
2. Biểu hiện đi kèm với ho do trào ngược dạ dày
Trước khi cơn ho xuất hiện, người bệnh thường có biểu hiện ợ chua, ợ nóng. Đi kèm với cảm giác đau bỏng rát sau xương ức. Kế đến, bệnh nhân thấy lợn cợn, khó chịu vùng họng và ho.
Triệu chứng ho có thể kéo dài nhiều giờ liền, ho nặng hơn sau mỗi bữa ăn khi về đêm, ho khi nằm. Tình trạng trên tái đi diễn lại khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, đau vùng thắt bụng vì ho nhiều. Những cơn ho kéo đến thường xuyên và dai dẳng. Khiến người bệnh đau rát vùng họng, khàn tiếng, khạc có đờm.
Tình trạng trên có biểu hiện khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Nên nhiều người bệnh thường chủ quan, để bệnh chuyển biến nặng hơn.
3. Ho do bị trào ngược acid dạ dày có gây nguy hiểm không?
Dù là ho do bị các bệnh lý về đường hô hấp hay ho vì chứng trào ngược thực quản. Thì chúng cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Làm cho người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, lâu dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Với chứng ho do trào ngược acid dạ dày, chúng còn có thể gây ra những biến chứng như:
- Làm tổn thương niêm mạc thực quản, niêm mạc họng dẫn đến tình trạng sưng viêm, gây phù nề họng.
- Gây nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm họng mãn tính.
- Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hen suyễn.
- Tác động đến dây thanh quản, gây mất tiếng, khản tiếng. Làm cản trở đến những hoạt động giao tiếp của người bệnh.
4. Cách thay đổi thói quen sinh hoạt giúp giảm trào ngược dạ dày gây ho
Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc:
- Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ giấc, đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều.Không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Tránh stress: Cân đối công việc và cuộc sống để giảm căng thẳng và mệt mỏi. Tăng thời gian cho hoạt động thư giãn cơ thể và đầu óc.
- Tập luyện thể dục thường xuyên để tránh béo phì, duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không mặc đồ quá chật: Mặc đồ thoải mái, tránh gây áp lực cho vùng bụng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Người bị ho do trào ngược dạ dày cần lưu ý về loại thực phẩm sử dụng hàng ngày.
- Nâng cao tư thế khi ngủ hoặc sử dụng gối chống trào ngược dạ dày. Đây là giải pháp an toàn, KHÔNG tác dụng phụ, KHÔNG dùng thuốc. Giải pháp khắc phục trào ngược dạ dày độc đáo này đang được áp dụng rất rộng rãi.
>> Đọc thêm : Công dụng của gối chống trào ngược dạ dày cho người lớn
5. Chế độ ăn uống để giảm ợ nóng do trào ngược dạ dày
- Gừng: Tác dụng kháng viêm, tăng cường hoạt động tiêu hóa. Ăn gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn và ho do trào ngược dạ dày.
- Hoa cúc: Làm dịu thần kinh và dạ dày.
- Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Đu đủ chín: Chứa chất giúp tiêu hóa các thức ăn khó tiêu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
- Rau xanh: Các loại rau như rau chân vịt, rau mồng tơi, rau muống,… dễ tiêu hóa, chống táo bón và giúp bảo vệ dạ dày.
- Chuối: Có tác dụng cân bằng nước trong dạ dày, ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày xảy ra do stress.
Người bị trào ngược dạ dày gây ho nên tránh ăn những thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm chua: dưa cà muối, giấm, xoài xanh, chanh,… làm tăng lượng axit trong dạ dày khiến dạ dày bị kích ứng.
- Các loại đậu như đậu trắng, đậu nành, đậu đỏ chứa lượng chất xơ cao gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm dạ dày bị tổn thương.
- Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa như rau củ già, xương, sụn,… gây ra khó tiêu, làm niêm mạc dạ dày bị trầy xước.
Nhiều người mắc trào ngược dạ dày đã điều trị bằng thuốc nhưng vẫn bị tái phát, do thuốc chỉ giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh chứ không chữa trào ngược dạ dày từ gốc.
Thay vào đó, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên lành tính là giải pháp an toàn và có hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ.
Đội ngũ Casalaa
Hotline : 077.232.6688
Email : lienhe.casalaa@gmail.com
Facebook : Gối Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – Casalaa